Tên đề tài/dự ánNghiên cứu ứng dụng một số chế phẩm bảo vệ thực vật sinh học phòng trừ sâu và nấm bệnh hại cây chè tại tỉnh Tuyên Quang
Loại hìnhĐề tài
Lĩnh vực
Năm bắt đầu2019
Năm kết thúc2021
Kinh phí1.079.206.000 (đồng)
Chủ nhiệm KS. Nguyễn Năm Châu
Đơn vị chủ trì Công ty Cổ phần chè Sông Lô.
Tóm tắt nội dung
  • Khảo sát, đánh giá tình hình sâu bệnh hại chè, thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây chè. Qua khảo sát cho thấy các đối tượng rầy xanh, bọ trĩ, nhện đỏ, đốm nâu, thối búp là các đối tượng sâu, bệnh hại chính trên cây chè. Việc phòng trừ sâu, bệnh cũng đã được cơ quan chuyên môn, người dân quan tâm, cơ bản đã bảo vệ được năng suất, sản lượng chè. Bộ thuốc bảo vệ thực vật nông dân sử dụng trên cây chè có trong danh mục được phép sử dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng chế phẩm bảo vệ thực vật sinh học còn chưa nhiều, nhất là các chế phẩm từ thảo mộc.
  • Thực hiện 17 thí nghiệm (10 thí nghiệm diện hẹp, tổng diện tích 0,5 ha; 7 thí nghiệm diện rộng, tổng diện tích 1,05 ha) để nghiên cứu sử dụng tích hợp dạng chế phẩm bảo vệ thực vật sinh học và nồng độ chế phẩm để phòng, trừ sâu, nấm bệnh hại chè. Qua nghiên cứu đã lựa chọn được 3 chế phẩm bảo vệ thực vật để ứng dụng vào thực hiện mô hình của Đề tài, gồm: Chế phẩm sinh học hoạt chất Abamectin 10-1´ 10 g/l + Azadirachtin 10-1 ´ 26 g/l kết hợp với Nano chitosan, chế phẩm chiết xuất từ củ nghệ vàng chế phẩm Nano chitosan. Các chế phẩm này đều dùng ở nồng độ 0,4% (tỷ lệ pha loãng 1/250).
  • Xây dựng mô hình sử dụng 3 chế phẩm bảo vệ thực vật sinh học tích hợp đã lựa chọn được để phòng trừ sâu, nấm bệnh hại chè, quy mô 5,0 ha (giống chè PH11, 5-6 năm tuổi) tại 01 hộ dân thuộc phường An Tường, thành phố Tuyên Quang. Sử dụng các chế phẩm đã phòng trừ được các loài sâu, nấm bệnh chính hại cây chè như: rầy xanh, bọ trĩ, nhện đỏ; bệnh đốm nâu, bệnh thối búp, góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế lên 15,9%, đạt mục tiêu đề ra. Tổ chức 01 cuộc hội thảo khoa học đánh giá hiệu quả, thăm quan mô hình.
  • Xây dựng 01 Hướng dẫn kỹ thuật sử dụng tích hợp dạng chế phẩm bảo vệ thực vật sinh học và nồng độ chế phẩm trong phòng, trừ sâu, bệnh hại cây chè, đảm bảo khoa học, dễ hiểu, phù hợp với điều kiện sản xuất chè tại Tuyên Quang.
  • Tập huấn kỹ thuật sử dụng chế phẩm bảo vệ thực vật sinh học tích hợp cho 150 học viên là người trực tiếp sản xuất chè trên địa bàn xã Nhữ Khê (huyện Yên Sơn), phường An Tường và phường Đội Cấn (thành phố Tuyên Quang).
Nhận xét
Xếp loạiKhá