Tên nguồn và cơ chế tài trợ, hỗ trợ Quỹ Môi trường toàn cầu Việt Nam (GEF)
Nội dung
Quy mô hoạt động:
Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) được thành lập trong thời gian trước khi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất Rio năm 1992, để giúp giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách nhất hành tinh. Kể từ đó, GEF đã tài trợ 14,5 tỷ $ và huy động 75,4 tỷ $ tài trợ bổ sung cho gần 4.000 dự án. GEF cũng đã trở thành đối tác quốc tế của 183 quốc gia, các tổ chức quốc tế, tổ chức xã hội dân sự và khu vực tư nhân để giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu.
Giới thiệu chung:

Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) được thành lập trong thời gian trước khi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất Rio năm 1992, để giúp giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách nhất hành tinh. Kể từ đó, GEF đã tài trợ 14,5 tỷ $ và huy động 75,4 tỷ $ tài trợ bổ sung cho gần 4.000 dự án. GEF cũng đã trở thành đối tác quốc tế của 183 quốc gia, các tổ chức quốc tế, tổ chức xã hội dân sự và khu vực tư nhân để giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu.

18 đối tác thực hiện của GEF là: Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB), Ngân hàng Phát triển châu Mỹ Latinh (CAF), Tổ chức Bảo tồn Quốc tế (CI), Ngân hàng phát triển Nam Phi (DBSA), Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD), Văn phòng hợp tác kinh tế đối ngoại,Bộ bảo vệ môi trường Trung Quốc (FECO), Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), Quỹ đa dạng sinh học Brazil (FUNBIO), Ngân hàng Phát triển liên Mỹ (IDB), Quỹ Quốc tế về phát triển nông nghiệp (IFAD), Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), Tổ chức phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO), Ngân hàng Phát triển Tây Phi (BOAD ), Ngân hàng thế giới (WBG), Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF).

GEF cũng đóng vai trò là cơ chế tài chính đối với các công ước sau đây:

Công ước về Đa dạng sinh học (CBD)

Công ước chung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC)

Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POPs)

Công ước của Liên hợp quốc về chống sa mạc hóa (UNCCD)

Quy ước Minamata về thủy ngân

GEF, mặc dù không liên quan chính thức với Nghị định thư Montreal về các chất gây suy giảm tầng ôzôn (MP), vẫn hỗ trợ việc thực hiện Nghị định thư ở các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi.

GEF điều hành việc thành lập LDCF và SCCF tại Hội nghị các bên (COP) cho UNFCCC. GEF cũng quản lý Quỹ thực hiện Nghị định thư Nagoya (NPIF) được thành lập bởi Công ước về Đa dạng sinh học (CBD). Ngoài ra, Ban Thư ký GEF tổ chức Hội đồng quản trị của Quỹ thích ứng.

Lịch sử của GEF

Quỹ Môi trường toàn cầu được thành lập vào tháng 10 năm 1991 là một chương trình thí điểm $ 1 tỷ USD tại Ngân hàng Thế giới để hỗ trợ trong việc bảo vệ môi trường toàn cầu và thúc đẩy phát triển môi trường bền vững. GEF sẽ cung cấp các khoản tài trợ mới và bổ sung các nguồn vốn vay ưu đãi để trang trải các chi phí “gia tăng” hoặc bổ sung liên quan đến việc chuyển đổi một dự án với lợi ích quốc gia thành một với lợi ích môi trường toàn cầu.

Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc, Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc và Ngân hàng Thế giới là ba đối tác ban đầu thực hiện dự án GEF.

Năm 1994, tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất tại Rio, GEF đã được cơ cấu lại và chuyển ra khỏi hệ thống Ngân hàng Thế giới để trở thành một cơ quan riêng biệt hoàn toàn. Quyết định biến GEF thành một tổ chức độc lập giúp tăng tiếng nói các nước đang phát triển trong quá trình ra quyết định và thực hiện các dự án. Dù vậy, kể từ năm 1994, Ngân hàng Thế giới đã được tin tưởng giao phó Quỹ tín thác GEF và cung cấp dịch vụ hành chính.

Là một phần của việc tái cơ cấu, GEF được giao để trở thành các cơ chế tài chính cho cả Công ước Liên Hợp Quốc về Đa dạng sinh học và Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu. Trong quan hệ đối tác với các Nghị định thư Montreal của Công ước Vienna về các chất làm suy giảm tầng ôzôn, GEF bắt đầu các dự án tài trợ cho phép của Liên bang Nga và các quốc gia ở Đông Âu và Trung Á để giảm dần việc lạm dụng các chất phá hủy tầng ozone.

 GEF sau đó cũng đã được lựa chọn để phục vụ như là cơ chế tài chính cho hơn ba công ước quốc tế: Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (2001), Công ước Liên hợp quốc về chống sa mạc hóa (2003) và Công ước Minamata về Thủy ngân (2013).

Các hoạt động nổi bật:
 
Tiêu chí xét duyệt:

Bước 1: CEO rà soát PIF

Theo chu trình dự án mới, các cơ quan thực hiện GEF nộp PIFs đã được Đầu mối tác nghiệp GEF quốc gia thông qua cho Ban thư ký GEF. Khi Ban thư ký GEF rà soát và gửi bản PIF cho các cơ quan thực hiện GEF khác và Ban thư ký Công ước cho ý kiến, CEO sẽ đưa bản PIF vào chương trình làm việc. Bản PIFs sau đó gửi cho STAP sàng lọc và các ý kiến góp ý của STAP sẽ được đưa lên trang Web của GEF. Các bản PIFs được thông qua có thể nhận được khoản kinh phí tài trợ chuẩn bị dự án.

Bước 2: Hội đồng phê duyệt PIF

Hội đồng rà soát chương trình làm việc trong hai cuộc họp một năm và trong các chương trình làm việc giữa kỳ thông qua email. Chương trình làm việc sẽ được rà soát theo các nội dung:

− Đóng góp cho mục tiêu và chương trình chiến lược của GEF

− Cân bằng lĩnh vực trọng tâm và vùng địa lý

− Các ý tưởng có tính sáng tạo và khả năng nhân rộng

− Các giả định và rủi ro chính

− Tác động đến nguồn lực

Bước 3: Phê duyệt của CEO

Sau khi PIF được Hội đồng thông qua, các cơ quan thực hiện GEF và các quốc gia có tối đa 18 tháng để chuẩn bị văn kiện CEO. Các cơ quan thực hiện GEF phải gửi mẫu thư thông qua và văn kiện dự án cuối cùng đến tất cả các cơ quan thực hiện GEF, các Ban thư ký các Công ước liên quan và STAP.

Điều kiện để được phê duyệt của CEO: Văn kiện dự án được chuẩn bị tốt với các tiêu chí sau: (i) tuân thủ quy định về mặt thời gian; (ii) đáp ứng các tiêu chí rà soát của dự án GEF ở giai đoạn phê duyệt của CEO; (iii) nộp các thư đồng tài trợ; (iv) có bộ công cụ giám sát hoàn chỉnh.

Trong văn bản yêu cầu CEO phê duyệt, cơ quan thực hiện GEF phải giải trình các ý kiến góp ý của Hội đồng và của STAP. Ban thư ký yêu cầu chỉnh sửa các đề xuất không phù hợp với điều kiện để phê duyệt so với giai đoạn PIF. Các cơ quan thực hiện GEF cùng với các quốc gia chỉnh sửa và nộp lại đề xuất cho Ban thư ký. Trong trường hợp văn kiện dự án không đáp ứng được một trong các điều kiện thông qua, CEO có thể quyết định, trên cơ sở tham khảo ý kiến của quốc gia và cơ quan thực hiện GEF, ngừng chuẩn bị dự án và hủy dự án. Dự án đáp ứng điều kiện sẽ được CEO thông qua và đưa lên trang Web của GEF.

Bước 4: Thực hiện kiểm tra, giám sát và đánh giá cuối cùng

Ban thư ký sẽ tiến hành rà soát, giám sát hàng năm, dựa trên báo cáo tiến độ thực hiện dự án của các cơ quan thực hiện GEF. Nội dung chính để giám sát bao gồm: tiến độ thực hiện, các chỉ số hoạt động mục tiêu chiến lược của lĩnh vực trọng tâm, dự án đang có rủi ro, các hành động cần thực hiện để đạt được tính bền vững và nhân rộng, sự tham gia của các bên liên quan, và tình hình đồng tài trợ.

Các cơ quan thực hiện GEF phải nộp báo cáo đánh giá cuối cùng cho Văn phòng đánh giá GEF. Ban Thư ký, cùng với các quốc gia và các cơ quan thực hiện GEF quản lý chu trình dự án theo quy định của văn bản “GEF/C.30/3, Rules, Procedures and Objective Criteria for Project Selec- tion, Pipeline Management, Approval of Subprojects, and Cancellation Policy (November 2006).”

Các dự án cỡ vừa: Chu trình dự án ngắn hơn. Đề xuất dự án phải được đệ trình tới Ban Thư ký GEF để CEO phê duyệt. Khi đề xuất dự án được phê duyệt, Cơ quan có thể bắt đầu việc chuẩn bị dự án cỡ vừa cho đến khi văn kiện dự án cỡ vừa cuối cùng sẵn sàng để CEO phê duyệt. Trong trường hợp cần thiết, Tài trợ chuẩn bị dự án (PPG) có thể được CEO phê duyệt ngay khi phê duyệt ý tưởng dự án. Sau khi CEO xem xét văn kiện cuối cùng của dự án cỡ vừa, văn kiện này sẽ được đăng trên trang web của GEF trong hai tuần và thông báo sẽ được gửi tới Hội đồng để góp ý kiến. Vào thời hạn cuối của chu trình hai tuần, nếu không có sự phản đối nào thì CEO sẽ gửi thư phê duyệt tới Cơ quan GEF tương ứng, trong đó xác nhận việc phê duyệt dự án và xác nhận khoản viện trợ. Nếu các thành viên Hội đồng đưa ra góp ý thì Cơ quan GEF cần giải trình và thông báo với Ban thư ký về phản hồi của mình. Các cơ quan của GEF cần chỉ ra liệu các phản hồi này có ảnh hưởng đến văn kiện dự án cuối cùng hay không. Nếu cần thiết, văn kiện dự án đã được chỉnh sửa có thể được đệ trình lại và CEO có thể phê duyệt dự án dựa vào văn kiện dự án đã được đệ trình lần cuối cùng.

Các hoạt động trợ giúp thuộc các thủ tục giải quyết ngắn gọn. Các hoạt động trợ giúp không cần thiết phải đệ trình PIF. Văn kiện dự án của các hoạt động trợ giúp được CEO phê duyệt trực tiếp. Ban Thư ký yêu cầu các cơ quan xem xét lại các đề xuất không phù hợp với các điều kiện cụ thể để phê duyệt và đệ trình lại để xem xét trong vòng 10 ngày. CEO có thể quyết định, cùng với việc tham vấn quốc gia và cơ quan liên quan về việc dừng quá trình chuẩn bị dự án và huỷ bỏ dự án khỏi danh sách các dự án của GEF.

Các quốc gia có thể tự quyết định yêu cầu các hoạt động trợ giúp nhiều hơn mức tối đa. Trong trường hợp này, quy trình và phê duyệt tương tự như đối với các dự án cỡ lớn.

Chương trình tài trợ các dự án nhỏ được xem như một dự án GEF toàn cầu đơn lẻ được thực hiện ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Chương trình tài trợ các dự án nhỏ có các thủ tục, tiêu chí và chu trình riêng cho mỗi quốc gia. Chi tiết về chu trình dự án của chương trình tài trợ các dự án nhỏ tại Việt Nam có thể tìm thấy tại trang Web: http://www.vn.undp.org/content/vietnam/en/home/ourwork/environmentclimate/small_grant_programme.html hoặc https://sgp.undp.org/

Từ năm 1991, GEF đã cung cấp mới và thêm các khoản tài trợ, nguồn kinh phí ưu đãi để trang trải chi phí “phát sinh” hay bổ trợ để chuyển đổi dự án mang tính lợi ích quốc gia thành dự án mang lại lợi ích môi trường toàn cầu.

Tìm hiểu thêm về các lĩnh vực hoạt động.

  • Đa dạng sinh học
  • Biến đổi khí hậu
  • Hoá chất và Chất thải
  • Suy thoái đất
  • Vùng nước quốc tế
  • Quản lý rừng bền vững

GEF cũng hoạt động trong một số các lĩnh vực đa phương, các chương trình và các vấn đề đa lĩnh vực:

  • An ninh lương thực
  • Thành phố bền vững
  • Hàng hóa
  • Đối tác công tư
  • Phát triển năng lực
  • Chương trình tài trợ nhỏ
  • Chương trình Hỗ trợ Quốc gia
  • Lồng ghép giới
  • Các quốc gia đảo nhỏ đang phát triển
  • Dân tộc thiểu số

 

Địa chỉ và văn phòng đại diện:
 
Website: http://www.gef.monre.gov.vn
Ngày đăng 22/03/2021
Lượt xem176